Ngày đăng 10/05/2021 | 11:32 AM

Chế độ ăn lành mạnh gồm những gì?

Lượt xem: 39 | Chia sẻ: 0
(DrChu) Chế độ ăn lành mạnh gồm những gì?

Chế độ ăn

Tuân theo hướng dẫn cơ bản chế ăn lành mạnh ở mọi lứa tuổi

Chế độ ăn lành mạnh bao gồm:

-        Các thực phẩm giàu dinh dưỡng có thể giúp cơ thể giữ cân nặng khỏe mạnh

-        Đa dạng ăn các loại rau: rau xanh đậm, màu đỏ và màu vàng, các cây họ đậu giàu chất xơ (đỗ, đậu Hà Lan), và các loại rau khác

-        Hoa quả, đặc biệt hoa quả nguyên chưa chế biến ăn các loại hoa quả có màu sắc khác nhau

-        Ngũ cốc nguyên hạt

Một chế độ ăn lành mạnh phải hạn chế hoặc không có:

-        Thịt màu đỏ và thịt đã xử lí

-        Đồ uống nhiều đường

-        Các thực phẩm nấu kỹ và các sản phẩm ngũ cốc đã tinh chế

Trong những năm gần đây, ảnh hưởng của chế độ ăn thường xuyên với nguy cơ ung thư (và một số bệnh khác) đã được đề cập đến với vai trò quan trọng hơn,

Nhìn chung, chế độ ăn được cho có lợi cho sức khỏe chủ yếu dựa vào thực vật (bao gồm các loại rau không có tình bột, hoa quả nguyên vỏ, ngũ cốc nguyên hạt, cây họ đậu, và các loại hạt), các nguồn protein có lợi cho sức khỏe (hàm lượng cao trong đậu đỗ và/hoặc cá và/hoặc gia cầm, và ít trong các loại thịt chế biến sẵn và thịt đỏ), và bao gồm các chất béo không no. Chế độ ăn cơ bản này cũng ít được cho thêm đường, ít cho thêm chất béo chưa no,  và ít năng lượng.

Các nghiên cứu đã chứng minh một cách thông nhất và thuyết phục rằng một chế độ ăn lành mạnh như vậy giúp làm giảm nguy cơ ung thư và một số bệnh lí khác, và kéo dài tuổi thọ.

Một số thành phân của chế độ ăn thường xuyên cũng có mối liên quan độc lập với nguy cơ ung thư

Hoa quả và các loại rau

Các loại rau (bao gồm cả đậu) và hoa quả là các thực phẩm nhiều chất dinh dưỡng bao gồm các vi ta min, muối khoáng, chất xơ, và các chất khác có thể giúp phòng tránh ung thư. Các nghiên cứu đang được tiến hành đánh giá khả năng phòng bệnh ung thư của một số loại rau và hoa quả (bao gồm bắp cải, súp lơ, bông cải xanh, các sản phẩm từ đậu nành, cây họ đậu, hành tỏi, và các sản phẩm từ cà chua.

Các loại rau và hoa quả cũng có thể làm giảm nguy cơ ung thư do tác dụng của chúng đến năng lượng đưa vào và liên quan đến trọng lượng cơ thể.  Nhiều loại rau và hoa quả có mực độ năng lượng thấp nhưng nhiều chất xơ, và chứa nhiều nước. Điều này giúp cho việc hấp thụ ít năng lượng, và do đó giúp giảm cân và giúp giảm số cân không mong muốn.

Chế độ ăn nhiều rau và hoa quả cũng làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính khác, đặc biệt bệnh tim mạch. Để giảm nguy cơ mắc ung thư, Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyên rằng nên ăn ít nhất 2,5 đến 3 chén  (khoảng 680 đến 730 gram) rau và 1,5-2 chén hoa quả (360 đến 500 gr) mỗi ngày tùy thuộc vào yêu cầu năng lượng của từng người.

Cây họ đậu (bao gồm các loại đậu, đỡ, đậu nành…) đều giàu protein, chất xơ, sắt, kẽm, kali và acid folic. Chúng bao gồm những chất dinh dưỡng tương tự như rau và các nguồn protein tốt khác.

Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt bao gồm tất cả các thành phần của hạt ban đầu do đó có nhiều thành phần dinh dưỡng và chất xơ hơn so với ngũ cốc đã tình chế. Các nghiên cứu đã cho thấy ngũ cốc nguyên hạt có thể làm giảm nguy cơ ung thư đại tràng. Hơn nữa, ngũ cốc nguyên hạt và các thực phẩm giàu chất xơ có khả năng giúp giảm nguy cơ tăng cân cũng như giảm nguy cơ thừa cân hay béo phì những trạng thái có liên quan đến nguy cơ ung thư.

Hiệp hội Ung thư Hòa Kỳ khuyến cáo nên trong lượng ngũ cốc thường ngày được ăn nên có ít nhất một nửa trong số đó là ngũ cốc nguyên hạt. Khuyến cáo này cũng đồng thuận cao với Hướng dẫn của Hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ.

Chất xơ

Các chất xơ có trong nhiều loại thực phẩn thực vật như cây họ đậu, ngũ cốc nguyên hạt, hoa quả và rau, các loại hạt có thể làm giảm nguy cơ ung thư đại tràng cũng như giảm nguy cơ tăng cân và thừa cân hay béo phì. Chất xơ có thể ảnh hưởng tới hệ vi khuẩn đường ruột, đặc biệt một số vi khuẩn có đóng vai trò trong một số bệnh ung thư.

Các nghiên cứu về cung cấp chất xơ bổ sung bao gồm chất xơ vỏ hạt mã đề (psyllium fiber) và chất xơ cám mỳ (wheat bran fiber)  không làm giảm nguy cơ bị polyp trong đại tràng. Do đó, Hội Ung thư khuyến cáo là chất xơ trong chế độ ăn hàng ngày nên chủ yếu lấy từ thực vật như rau, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và quả hạch.

Thịt đỏ và các thịt chế biễn sẵn

Thịt đỏ bao gồm các loại thịt chưa chế biến lấy từ động vật có vú như: thịt bò, thịt bê, thịt lợn, cừu, ngựa, dê, và cả ở dạng thịt băm hoặc đông lạnh. Thịt đã qua chế biến là thịt đã biến đổi qua tác động như phơi, xông khói, ướp muối, lên men hoặc các quá trình chế biến khác để cải thiện khả năng bảo quản hoặc nâng cao hương vị. Ví dụ bao gồm thịt ba rọi, xúc xích, dăm bông, bánh mì kẹp xúc xích, thịt nguội. Phần lớn các thịt đã chế biến bao gồm thịt lợn hoặc cừu, nhưng chúng có thể là các thịt đỏ khác, thịt gia cầm, hay các sản phẩm làm từ thịt.

Các bằng chứng chứng minh rằng thịt đỏ và các thịt đã qua quá trình xử lý làm tăng nguy cơ ung thư đã tồn tại hàng thập kỷ, và nhiều tổ chức liên quan đến sức khỏe đã khuyến cáo hạn chế hoặc tránh những thực phẩm này. Năm 2015, Trung tâm nghiên cứu quốc tế về Ung thư đã kết luận rằng thịt đã qua xử lý thuộc nhóm 1 (nhóm nguyên nhân gây ra ung thư trên người) và thịt đỏ thuộc nhóm 2A (có thể gây ung thư trên người), dựa trên các bằng chứng làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng. Các nghiên cứu gần đây cũng đề xuất thịt đỏ và/hoặc thịt đã qua xử lý làm tăng nguy cơ ung thư vú và một số dạng của ung thư tiền liệt tuyến, cho dù cần có thêm nhiều nghiên cứu về vấn đề này.

Hiện chưa có nghiên cứu về mức độ tiêu thụ trong giới hạn an toàn với cả thịt đỏ hoặc thịt đã qua xử lý. Do sự thiếu hụt hiểu biết vấn đề lượng thịt tiêu thụ bao nhiêu thì làm tăng nguy cơ ung thư còn chưa rõ, Hội Ung thư Hoa Kỳ đề xuất chọn các thực phẩm giàu protein như cá, gia cầm, và đậu đỗ nên được ăn một cách thường xuyên hơn thịt đỏ, và với những người hay ăn các sản phẩm thịt qua xử lý nên ăn hạn chế hơn.

Ăn ngọt

Cho thêm các loại đường và các chất ngọt cao năng lượng khác như (si ro ngô giàu fructose) thường được sử dụng trong đồ uống đóng sẵn được làm ngọt bằng đường và các loại thực phẩm cao năng lượng (ví dụ như các thức ăn nhanh truyền thống hoặc các thức ăn đã làm cháy). Các loại thực phẩm, đồ uống này làm tăng nguy cơ tăng cân và trở lên thừa cân hoặc béo phì, vấn đề này làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại ung thư.

Thực phẩm cao năng lượng và tinh chế cao thường có hàm lượng cao ở ngũ cốc tinh chế, chất béo no, và muối. Hội Ung thư Hoa Kỳ đề xuất hạn chế năng lượng từ lượng đường thêm vào và mỡ no, và đặc biệt đạt được mức dưới 10% lượng năng lượng hàng ngày cung cấp từ lường đường cho thêm vào.

Các thực phẩm đã qua xử lý bước đầu

Ảnh hường đến sức khỏe của các thực phẩm được chế biến kỹ đang là vấn đề càng ngày càng quan ngại của xã hội. Một số loại chế biến như lột vỏ, cắt nát, và làm đông lạnh rau và hoa quả tươi để dùng sau có những lợi ích sức khỏe quan trọng làm gia tăng sự an toàn, thuận tiện và khẩu vị của thực phẩm. Tuy nhiên, có rất nhiều cách chế biến xử lý thịt khác nhau, từ ít được chế biến như

DrChu
Lượt xem: 39 | Chia sẻ: 0