Đã có nhiều nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng so sánh giữa 2 thuốc này được công bố trên các tạp chí uy tín. Nhìn chung về đánh giá lâm sàng có một số đặc điểm lưu ý sau
Công thức cấu tạo hóa học của thuốc: sự khác nhau được chỉ mũi tên đỏ
1, Một số điểm không có khác biệt:
- Hiệu quả ức chế nhân lên vi rút viêm gan B rất hiệu quả, không có sự khác biệt
- Nhìn chung thuốc dung nạp tốt, các tác dụng phụ thường là nhẹ: đau đầu, buồn nôn, mẩn ngứa, hiếm khi gặp tác dụng phụ nghiêm trọng phải dừng thuốc.
2, Một số điểm khác biệt có ý nghĩa:
Chỉ tiêu so sánh
TDF 300 mg
TAF 25 mg
Đánh giá
Tác dụng phụ trên thận
Có thể gây suy thận
Không được dùng trên bệnh nhân có suy thận
Ít gây tổn thương thận
Được dùng trên bệnh nhân suy thận nhẹ độ I, II
Trường hợp suy thận nặng độ III trở đi không được sử dụng
TAF 25 mg an toàn với thận hơn TDF 300 mg
Tác dụng phụ trên xương
Giảm mật độ xương
Ít ảnh hưởng đến mật độ xương hơn
TAF 25 mg ít làm tình trạng loãng xương trầm trọng hơn so với TDF 300 mg; Ở Mỹ các bệnh nhân nguy cơ loãng xương hoặc trên 60 tuổi bắt buộc dùng TAF 25 mg thay cho TDF 300 mg.
Mỡ máu và tăng cân
-Có thể làm giảm Cholesterol toàn phần, giảm L DL-Cholesterol, giảm Triglycerid
-Ít ảnh hưởng đến tăng cân
-Không làm thay đổi mỡ máu
- Có thể gây tăng cân
TDF 300 mg còn có tác dụng hỗ trợ bình ổn mỡ máu
TAF 25 mg có thể gây tăng cân
3, Kết luận:
- - TDF 300 mg và TAF 25 mg có hiệu quả ngang nhau trong ưc chế vi rút viêm gan B
- - TAF 25 mg an toàn với thận và ít gây loãng xương hơn so với TDF 300 mg.
- - TDF 300 mg còn có tác dụng làm giảm mỡ máu, ít gây tăng cân. TAF 25 mg không làm giảm mỡ máu và có thể gây tăng cân.
Như vậy, xét trên khía cạnh để điều trị Viêm gan B mạn tính thì TAF 25 mg có hiệu quả ức chế vi rút tương đương TDF 300 mg nhưng an toàn hơn. Tuy vậy, cũng phải nhấn mạnh TDF 300 mg vẫn là thuốc hiệu quả cao, nhìn chung là an toàn nên thực tế vẫn được sử dụng rộng rãi, chỉ hạn chế trên bệnh nhân có suy thận hoặc loãng xương./.