Viêm gan do vi rút Epstein-Barr
Vi rút Epstein Barr còn đường gọi là vi rút herpes type 4. Đây là một trong những vi rút phổ biến nhất gặp ở người. Vi rút này được tìm thấy ở khắp mọi nơi trên thế giới
Đường lây truyền vi rút EBV: Lây truyền qua tiếp xúc với dịch cơ thể, đặc biệt là nước bọt. Tuy nhiên, EBV có thể lây qua máu và tính dịch trong quan hệ tình dục, truyền máu hay ghép tạng.
-EBV có thể lây qua các vật lây truyền như bàn chải đánh răng, hoặc ăn uống chung cốc bát mà người bị nhiễm mới sử dụng. Các vi rút này có khả năng tồn tại trên các vật lây truyền đó khi nó vẫn còn ướt.
-Lần đầu tiên sau khi bị nhiễm EBV người bệnh có thể lây vi rút hàng tuần trước khi có biểu hiện triệu chứng. Khi vi rút đã nhiễm vào trong cơ thể, nó sẽ tồn tại ở dạng tiềm tàng (không hoạt động) trong tế bào lympho B ghi nhớ (memory B cells). Mỗi khi vi rút tái hoạt động, người bệnh lại có thể lây cho người khác
Các biểu hiện thông thường khi nhiễm: biểu hiện thường gặp nhất là sốt, đau họng, và nổi hạch, được biết đến với tên Bệnh Bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn. Các biểu hiện đường tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn, và ỉa lỏng thường ở mức độ nhẹ.
Viêm gan do EBV: EBV đã được ghi nhận là có liên quan cả viêm gan cấp và viêm gan mạn tính.
-Viêm gan cấp: thường ở mức độ nhẹ mức độ nhẹ rồi tự khỏi sau 3-4 tuần, các biểu hiện lâm sàng có thể sốt, mệt mỏi, ăn kém, gan và lách có thể sưng to, enzym aminotransferase tăng từ 2-3 lần. Khoảng ở 65% có tăng bilirubin trên xét nghiệm nhưng thường nhẹ, chỉ khoảng 5-10% các trường hợp có vàng da vàng mắt trên lâm sàng. Suy gan cấp có chỉ định ghép gan cấp cứu là rất hiếm (0,21% các trường hợp suy gan cấp ở Mỹ) nhưng tỷ lệ tử vong rất cao. Đáng chú ý, là các bệnh nhân này thường trẻ (dưới 30 tuổi) và có tình trạng miễn dịch bình thường. Ở các bệnh nhân suy giảm miễn dịch bao gồm bệnh nhân HIV, các bệnh nhân ghép tạng, bệnh nhân viêm ruột phải điều trị ức chế miễn dịch khi nhiễm nhiễm EBV có thể gây tổn thương gan nặng nề trên lâm sàng.
-Viêm gan mạn: đã có trường hợp được ghi nhận viêm gan mạn có liên quan vi rút EBV biểu hiện lâm sàng không đặc hiệu, men gan tăng nhẹ, dai dẳng trên 6 tháng.
Một số biểu hiện tại gan có thể liên quan đến EBV: trường hợp viêm gan tự miễn hoặc u hạt cũng liên quan đến nhiễm EBV, các trường hợp ung thư biểu bì lympho ở gan- giống tế bào gan, ung thư biểu bì lympho ở gan – giống tế bào đường mật. Nhiễm EBV sau ghép gan là hiếm (3%) nhưng là biến chứng rất đáng lo ngại vì nó có thể dẫn đến bệnh lympho sau ghép gan tiến triển sau ghép gan.
Các tế bào lympho xâm nhiễm đầu vùng xoang gan ở bệnh nhân viêm gan do EBV. Hình ảnh ở đầu mũi tên là một vi hạch tế bào lympho ở thùy gan (hình ảnh x 400 lần; Suh N và cs: Viêm gan do EBV: giá trị chẩn đoán của phương pháp lai ghép tại chỗ, và phản ứng khuyeechs đại gen trên mảnh sinh thiết gan ở bệnh nhân có tình trạng miễn dịch bình thường; Tạp chí Phẫu Thuật_Mỹ_ 2007)
Đặc điểm tổn thương mô bệnh học viêm gan do EBV: mức độ tổn thương mô bệnh khác nhau, từ việc xâm lấn mức độ trung bình đến mức độ xâm lấn nhiều các tế bào lympho vào khoảng cửa với các ổ tổn thương rải rác. Khi số lượng lớn các tế bào lympho không điển hình xâm lấn nhiều, cần loại trừ bệnh U lympho tế bào T gan lách. Ngoài ra, các tế bào lympho còn xâm lấn vào các xoang gan tạo thành hàng. Bên cạnh đó, đường mật cũng bị tổn thương ở các mức độ khác nhau ở hầu hết các bệnh nhân mặc dù cơ chế chưa được biết rõ. Các u hạt bạch cầu đơn nhân nhỏ cũng được tìm thấy cùng các biểu hiện mô bệnh học đường mật và xét nghiệm sinh hóa đường mật có thể làm nhầm lẫn chẩn đoán là Xơ đường mật nguyên phát.
Chẩn đoán viêm gan do EBV cần rất thận trọng và phải được kiểm chứng bởi nhiều xét nghiệm phụ trợ như phương pháp lai ghép tại chỗ (in stitu hybridization) hay PCR trên mảnh sinh thiết gan. Các xét nghiệm hóa mô miễn dịch tìm protein màng của EBV không có vai trò trong chẩn đoán viêm gan EBV.
Xét nghiệm PCR - EBV hoặc lai ghép tại chỗ (in stitu hybridization) không loại trừ được sự nhiễm EBV từ các tế bào lympho nhiễm EBV trong máu theo hệ tuần hoàn tới gan. Do đó, các xét nghiệm này cần phải phối hợp với các biểu hiện như các đặc điểm mô bệnh học, các xét nghiệm miễn dịch IgM và IgG với kháng nguyên protein vỏ capsid và kháng nguyên nhân của vi rút EBV và sự thay đổi men gan.
Điều trị nhiễm viêm gan do EBV:
-Điều trị hỗ trợ do tình trạng có thể tự phục hồi sau 2-4 tuần. Corticoid và acyclovir không mang lại lợi ích gì.
-Ghép gan ở các trường hợp suy gan cấp liên quan với EBV là hiệu quả.
-Điều trị ban đầu của bệnh biểu bì lympho tiến triển sau ghép gan bao gồm giảm liều thuốc ức chế miễn dịch, hoặc sau đó nếu không hiệu quả có thể điều trị kháng thể đơn dòng anti CD20 như rituximab.
Phòng bệnh: cho đến nay chưa có vac xin phòng bệnh EBV do đó biện pháp phòng bệnh là là không tiếp xúc gần gũi như hôn, hoặc quan hệ tình dục với người bị nhiễm EBV, không dùng chung bàn chải đánh răng, không dùng chung các vật dụng ăn uống.