Ngày đăng 28/09/2021 | 02:31 AM

Vac xin phòng Covid 19 và Rối loạn chức năng tuyến giáp

Lượt xem: 144 | Chia sẻ: 0
(DrChu) Các vac xin Covid 19 được phê duyệt sử dụng trong tình huống khẩn cấp, thông qua một số con đường khác nhau tác động vào hệ miễn dịch của cơ thể nhằm chủ động tạo ra đáp ứng miễn dịch hiệu quả bảo vệ cơ thể chống lại vi rút Sars Cov 2. Hiệu quả và các tác dụng phụ cũng chưa được đánh giá một cách đầy đủ. Cho đến nay, đã có báo cáo hàng loạt các trường hợp có biểu hiện Viêm tuyến giáp bán cấp và rối loạn chức năng tuyến giáp sau tiêm vac xin Covid 19. DrChu xin tổng hợp vắn tắt để độc giả quan tâm có thêm các thông tin.

Vac xin Covid 19 hiện gồm các nhóm sau: nhóm sử dụng vi rút Adeno làm vec tơ (Sputnik V và Sputnik light, Johnson &Johnson, AstraZeneca…), nhóm sử dụng mARN (Moderna, Pfizer), nhóm sử dụng protein S tái tổ hợp (như Abdana của Cuba, Nanocovax của Nanogen-Việt Nam), nhóm sử dụng vi rút Sars Cov 2 bất hoạt (như Sinopharm của Trung Quốc…). Cho đến nay, chưa có các nghiên cứu hệ thống nhưng có ghi nhận các ca bệnh có rối loạn chức năng Tuyến giáp sau tiêm vac xin.

1, Vac xin sử dụng vi rút Adenovirus làm vec tơ

          Một trong các ca bệnh được báo cáo là bệnh nhân nữ 59 tuổi, không có tiền sử bệnh lí tuyến giáp, không có yếu tố gia đình liên quan đến bệnh lí này. Sau tiêm mũi 1 vac xin covid 19 (AstraZeneca) 3 tuần xuất hiện tình trạng đau và sưng vùng cổ (vị trí tuyến giáp) kèm theo đau đầu, đau họng, nhức mỏi toàn thân với các xét nghiệm máu và hình ảnh phù hợp với bệnh lí viêm tuyến giáp bán cấp, bệnh nhân đã được điều trị thuốc chẹn beta, giảm đau chống viêm và sau, Lyvothyroxim liều 50 mcmg/ngày, sau 6 tuần điều trị các xét nghiệm kiểm tra thấy xuất hiện kháng Thyroglobulin, TRab âm tính, bệnh nhân phải tăng liều Lyvothyroxine lên 75 mcg/ngày.

A, Hình ảnh tuyến giáp to với nhu mô không đồng nhất

B, Dưới siêu âm Doppler thùy phải tuyến giáp ghi nhận sự giảm dòng chảy tưới máu

          Một trường hợp khác nữ 26 tuổi, không có tiền sử các bệnh lí tuyến giáp, hay tiền sử gia đình liên quan đến bệnh lí này. Sau tiêm vac xin AstraZeneca có biểu hiện sốt, ớn lạnh trong 2 ngày đầu, sau đó hết sốt. Sau đó 2 tuần xuất hiện sưng đau vùng tuyến giáp lan lên 2 tai. Bệnh nhân đi khám được siêu âm hình ảnh tuyến giáp kích thước bình thường với vùng giảm âm kèm theo giảm tưới máu dưới siêu âm Doppler màu, và có hạch vùng cổ. Các xét nghiệm máu FT3 tăng nhẹ, FT4 bình thường, TSH bình thường, các kháng thể Anti TPO, Anti TG, và TRab đều âm tính; CRP và Bạch cầu ngoại vi tăng. Xét nghiệm chọc hút tế bào tuyến giáp bằng kim nhỏ được tiến hành để loại trừ viêm tuyến giáp nhiễm khuẩn cho thấy hình ảnh thâm nhiễm bạch cầu lympho đơn nhân, tế bào đa nhân khổng lồ, phù hợp với hình ảnh viêm tuyến giáp bán cấp. Bệnh nhân đã được điều trị thuốc giảm viêm nonsteroid, sau đó chuyển sang corticoid tình trạng cải thiện nhanh.

2, Vac xin sử dụng vi rút Sars Cov 2 bất hoạt

Đã có báo cáo mối liên quan giữa bệnh Covid 19 và rối loạn chức năng tuyến giáp. Với các vac xin sống bất hoạt (CoronaVac) cũng đó có một số báo cáo, trong đó có 3 trường hợp nhân viên y tế (2 trong số đó đang nuôi con bú) sau tiêm 4-7 ngày có biểu hiện đau vùng cổ, mệt mỏi, âm tính với kháng thể tuyến giáp, có các xét nghiệm hình ảnh và sinh hóa ủng hộ Viêm tuyến giáp bán cấp. Các bệnh nhân này đều không có tiền sử gia đình liên quan đến bệnh lí tuyến giáp, không có bệnh lí tuyến giáp trước đó.

3. Vac xin sử dụng cơ chế mARN

Một bệnh nhân nữ 49 tuổi, không có tiền sử bệnh lí tự miễn tuyến giáp trước đó, cũng không có biểu hiện hoặc bằng chứng nhiễm Covid 19,có tiền sử gia đình có bướu lành tính ở tuyến giáp. Bệnh nhân sau tiêm mũi 1 vac xin Moderna mARN 1 tuần thì có biểu hiện đau họng kèm theo đau đầu, khó tập trung. Tình trạng đau họng tăng dần, đau lan ra 2 tai. Bệnh nhân đi khám Tai Mũi Họng không phát hiện bất thường, nhưng nghi ngờ bệnh lí tuyến giáp nên được chuyển đến Khoa Tuyến giáp. Vùng tuyến giáp tức nhẹ khi ấn. Siêu âm tuyến giáp kích thước bình thường, giảm âm, giảm tưới máu thùy phải tuyến giáp, xét nghiệm chức năng tuyến giáp bình thường với TSH thấp hơn mức độ bình thường. Xét nghiệm chọc hút tế bào bằng kim nhỏ vào thùy phải tuyến giáp cho thấy có xâm nhiễm bạch cầu lympho, đại thực bào bào đa nhân khổng lồ phù hợp với tổn thương viêm tuyến giáp bán cấp.Bệnh nhân đã được điều trị kháng viêm nosteroid, sau đó chuyển sang corticoid, các triệu chứng cải thiện rõ rệt

4. Vac xin nhóm protein tái tổ hợp: hiện đây là nhóm này còn ít phổ biến chưa có nhiều thông tin

5. Đôi lời bàn luận:       

Viêm tuyến giáp bán cấp là rối loạn chức năng tuyên giáp lành tính, có thể tự khỏi thường liên quan đến các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp trên. Cơ chế gây bệnh chưa được biết một cách rõ ràng nhưng có liên quan đến các yếu tố kiểu hình gen HLA, chủ yếu gặp ở người có kiểu HLA B35. Có giả thuyết cho rằng vi rút xâm nhập vào các tế bào nang dẫn đến hoạt hóa tế bào T dẫn đến các phản ứng làm phá hủy các tế bào nang giáp. Một số loại vi rút được cho rằng có khả năng gây bệnh lí này bao gồm: vi rút Adeno, Enterovirus, Cúm, Rubella…và gần đây nghi ngờ cả vi rút Sars Cov 2.

Tiêm vac xin có thể kích hoạt các thay đổi tuyến giáp ở những bệnh nhân mà trước đó đã tiếp xúc với một số vi rút gây ra phản ứng miễn dịch ở tế bào T. Các phản ứng chéo giữa các kháng nguyên trên bề mặt tế bào tuyến giáp và protein S của vi rút Corona khi tiêm vac xin mRNA cũng đã được ghi nhận.

Không chỉ sau tiêm vac xin Covid 19, người ta cũng ghi nhận các ca bệnh Viêm tuyến giáp bán cấp sau tiêm các vac xin như Viêm gan B, vac xin Cúm.

Như vậy, dựa trên hàng loạt các ca bệnh thông báo và các cơ chế bệnh sinh có thể liên quan. Viêm tuyến giáp bán cấp sau tiêm các loại vac xin Covid 19 cũng cần lưu ý mặc dù tỷ lệ xảy ra rất hiếm, điều này cũng có thể xảy ra với các vac xin khác.

DrChu xin khẳng định một lần nữa các bệnh lí tuyến giáp không phải chống chỉ định tiêm vac xin Covid 19 và tình trạng Viêm tuyến giáp bán cấp hoàn toàn có thể kiểm soát được khi được theo dõi sau tiêm sát sao. Do đó, nếu sau tiêm bạn có các biểu hiện nghi ngờ như đau vùng tuyến giáp, hãy đến các cơ sở y tế để được khám và xác định.

Tài liệu tham khảo

1, Samson O Oyibo  : Subacute Thyroiditis After Receiving the Adenovirus-Vectored Vaccine for Coronavirus Disease (COVID-19); Cureus 2021 Jun 29;13(6):e16045.doi: 10.7759/cureus.16045. eCollection 2021 Jun.

2, Burçin Gönül İremliSüleyman Nahit Şendur Uğur Ünlütürk : Three Cases of Subacute Thyroiditis Following SARS-CoV-2 Vaccine: Postvaccination ASIA Syndrome. J Clin Endocrinol Metab2021 Aug 18;106(9):2600-2605. doi: 10.1210/clinem/dgab373.

3, Catherine BornemannKatharina WoykCaroline Bouter :   Two Cases of Subacute Thyroiditis Following SARS-CoV-2 Vaccination. Front Med (Lausanne). 2021 Aug 24;8:737142.doi: 10.3389/fmed.2021.737142. eCollection 2021.

4, Olga Vera-LastraAlberto Ordinola NavarroMaria Pilar Cruz DomiguezGabriela Medina Tania Ivonne Sánchez Valadez Luis J Jara : Two Cases of Graves' Disease Following SARS-CoV-2 Vaccination: An Autoimmune/Inflammatory Syndrome Induced by Adjuvants. Thyroid2021 Sep;31(9):1436-1439.doi: 10.1089/thy.2021.0142. Epub 2021 May 3.

DrChu
Lượt xem: 144 | Chia sẻ: 0